Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè: Nhiều hoạt động an sinh xã hội ý nghĩa
SHB cũng đã hoàn tất việc chuyển nhượng 50% vốn cổ phần SHBFinance cho Ngân hàng TNHH Đại chúng Ayudhya (Krungsri) của Thái Lan; đồng thời đồng hành cùng các định chế tài chính quốc tế: WB, IFC, ADB, KfW… để triển khai các dự án hàng tỉ đồng, trong đó ký kết Hợp đồng Tín dụng giữa với IFC với gói vay trị giá 120 triệu USD.Nhận định Man City vs Tottenham (22g30 ngày 25.4): Năm vấn đề của trận chung kết
Chị Nguyễn Thị Liên Hương tốt nghiệp Khoa Sử ĐH Quốc gia Hà Nội, theo học chương trình ngôn ngữ Trung Quốc tại ĐH Văn hóa và ngôn ngữ Bắc Kinh, trước khi lấy bằng thạc sĩ chuyên ngành nghiên cứu Đông Nam Á của ĐH Chi Nan (Đài Loan). Chị từng là nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu Trung Quốc của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (VASS) gần 10 năm. Năm 2008, chị chuyển sang giảng dạy tiếng Việt và văn hóa Việt Nam tại ĐH Quốc lập Đài Loan (NTU).Trong khuôn viên chính tại Đài Bắc rộng 1 triệu m² của NTU, chị Liên Hương hướng dẫn chúng tôi tham quan những lớp học dạy tiếng Việt trong ngôi trường ĐH có thứ hạng của thế giới. Tới khu vực phòng giảng viên, chị Liên Hương bắt đầu câu chuyện một cách vui vẻ: "Nói về việc dạy học tiếng Việt thì có thể nói cả ngày". Bởi trong mỗi câu chuyện kể của chị dường như đều chất chứa tình yêu tiếng Việt, những đam mê nhiệt huyết với công việc dạy tiếng và truyền bá tình yêu quê hương Việt Nam với bạn bè thế giới.Nữ giảng viên chia sẻ: "Nếu có thêm một người yêu Việt Nam, có tình cảm tốt đẹp với Việt Nam, với mình đó là thành công. Do đó, công việc trên giảng đường ĐH nơi đây không chỉ là dạy tiếng mà còn hơn thế nữa. Dạy ngoại ngữ như trao cho người học 1 chiếc chìa khóa để họ có thể mở được cánh cửa về văn hóa, đất nước và con người nói thứ tiếng đó".Bắt đầu công việc từ tháng 2.2008, đến nay chị Liên Hương đã trải qua năm thứ 16 dạy tiếng Việt tại NTU, trong đó năm thứ 15 chị đã được trao tặng giải thưởng giảng viên có thành tích giảng dạy xuất sắc. Điều này càng trở nên đặc biệt với một giảng viên dạy tiếng Việt trong đội ngũ hàng ngàn giảng viên của ngôi trường có những giáo sư từng đoạt giải Nobel.Tại NTU, tiếng Việt là môn tự chọn. Sinh viên bậc ĐH và sau ĐH có thể chọn học như một ngôn ngữ thứ 2. Những năm gần đây, phần đông sinh viên theo học đều có ba/mẹ là người Việt, nhưng thời điểm trước đó sinh viên chọn tiếng Việt vì các lý do khác, như mong muốn có cơ hội làm việc tại Việt Nam, hoặc tìm hiểu về văn hóa ẩm thực cũng như cộng đồng người Việt tại đây. Không chỉ ở bậc ĐH, từ năm 2019, tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ bắt buộc tại trường tiểu học và là một trong các ngoại ngữ tự chọn bậc THCS của Đài Loan.Nhìn lại chặng đường 16 năm dạy tiếng Việt, nữ giảng viên cho biết đã nhìn thấy nhiều thay đổi ở số lượng sinh viên nước ngoài khi lựa chọn học ngôn ngữ này. Chị Liên Hương nhớ lại:"16 năm trước, cả trường chỉ có một lớp tiếng Việt với khoảng dưới 10 sinh viên. Đến nay số lượng đã tăng dần lên hàng trăm sinh viên mỗi năm và tiếng Việt trở thành một trong các ngôn ngữ được đăng ký học nhiều nhất tại đây". Đáng nói, sinh viên theo học tiếng Việt không chỉ từ Đài Loan mà còn nhiều nước khác như Đức, Mỹ, Nhật, Hàn… "Dẫu chưa thể so sánh với một số ngoại ngữ chính khác nhưng một ngôn ngữ khu vực Đông Nam Á có vị trí như vậy trong trường ĐH thứ hạng của thế giới, thực sự là niềm tự hào rất lớn", nữ giảng viên người Việt bày tỏ.Không chỉ tăng về số lượng, vị thế của học phần tiếng Việt còn được nhìn nhận qua sự thay đổi về đối tượng người học. Nếu trước đây sinh viên Đài Loan và các nước trên thế giới đăng ký học nhiều, thì 5 - 7 năm trở lại đây ngày càng nhiều Việt kiều (có ba/mẹ người Việt) muốn quay lại học tiếng Việt. "Chỉ sau 1 - 2 năm theo học, nhiều em có thể nhắn tin, viết thư cho cô bằng tiếng Việt. Có những lần xúc động muốn rơi nước mắt khi nghe các em sử dụng câu: "em muốn về Việt Nam" thay vì nói "em muốn đi Việt Nam". Cảm động không phải chỉ vì các em đã hiểu rõ sự khác nhau trong nghĩa của 2 từ "đi" và "về" mà còn bởi tình cảm các em hướng về quê hương", cô Liên Hương bày tỏ trong sự xúc động.Bằng cả tâm huyết của mình, nữ giảng viên nói thêm: "Không chỉ quảng bá tiếng Việt, mình mong muốn qua công việc này sẽ giúp các thế hệ Việt kiều trẻ F2 hiểu sâu sắc hơn về quê hương Việt Nam. Các em có thể gọi tên, viết báo cáo và giới thiệu về quê hương của người sinh thành ra mình. Đó là những viên gạch rất nhỏ góp phần xây dựng nên cây cầu vô hình với quê hương của hơn 5 triệu Việt kiều khắp thế giới. Vì những lẽ đó mà những giảng viên dạy tiếng Việt tại đây, trong đó có mình, đều không xem đây là công việc đơn thuần, mà như một sứ mệnh".Giấc mơ thuở nhỏ được trở thành 1 kiến trúc sư không thành, nhưng nữ giảng viên Nguyễn Thị Liên Hương có thể không biết rằng mình đã vô tình trở thành một kiến trúc sư về xây dựng ngôn ngữ và văn hóa.Không chỉ tham gia công việc giảng dạy, chị Nguyễn Thị Liên Hương còn được biết đến là tác giả của nhiều giáo trình bằng tiếng Việt được xuất bản tại Đài Loan và Mỹ. Chia sẻ về 2 công việc này, cô Liên Hương nhìn nhận: "Nếu việc giảng dạy tiếng Việt có ảnh hưởng chỉ đến với số lượng sinh viên nhất định, thì thông qua việc viết sách có thể truyền tải hơn nhiều".Nữ tác giả quan niệm: "Ngôn ngữ và văn hóa là hai phạm trù đan xen với nhau. Khi bạn tương tác với một ngôn ngữ khác, điều đó có nghĩa là bạn cũng đang tương tác với văn hóa sử dụng ngôn ngữ, vì vậy trong những cuốn sách của mình, chị đã đưa vào rất nhiều yếu tố văn hóa. Chẳng hạn, giới thiệu ẩm thực 3 miền, việc sử dụng những từ kính ngữ trong bữa cơm gia đình - sự kết nối đầu tiên trong mỗi gia đình người Việt…".Có lẽ viết sách với tâm thế đó, Xin chào Việt Nam đã trở thành tập sách tiếng Việt bán chạy nhất tại Đài Loan và được lên bảng xếp hạng đứng thứ 2 trong những sách ngoại ngữ mới xuất bản khi phát hành năm 2016. Năm 2021, chị cùng với Nhà xuất bản Tuttle lần đầu cho phát hành quyển Từ điển tiếng Việt bằng tranh (Vietnamese Picture Dictionary) ở Mỹ. Đây là ấn bản tiếp theo trong tủ sách dạy và học Việt ngữ được chị thực hiện khi ở Đài Loan. Thông qua quyển sách này, tác giả lại nhận được nhiều gửi gắm và khẳng định của độc giả qua thư.Đến nay, chị Liên Hương đã tham gia biên soạn và chủ biên hơn 16 cuốn giáo trình dạy tiếng Việt, sách về văn hóa Việt Nam. Cùng với viết sách, chị còn là đồng dịch giả của nhiều tác phẩm văn học kinh điển của Việt Nam (đã được chuyển thể thành bản truyện tranh) sang tiếng Trung như: Dế mèn phiêu lưu ký, Lá cờ thêu 6 chữ vàng…Với kinh nghiệm làm việc liên ngành và chất giọng truyền cảm, nữ giảng viên còn được mời tham gia dẫn chương trình cho bản tin thời sự tiếng Việt của Cục Di trú Đài Loan NIA và Đài truyền hình PTS Đài Loan. Mỗi thứ sáu hằng tuần, khán giả kênh truyền hình này lại biết đến chị trong vai trò một biên tập viên thời sự.
Công ty chứng khoán, khối ngoại mua ròng cổ phiếu nào trong tuần VN-Index lao dốc?
Ngày 15.3, Thanh tra Chính phủ vừa có thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật trong công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng; công tác quản lý, sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2013 - 2020.Theo đó, Thanh tra Chính phủ đề nghị Bộ Công an tiếp nhận thông tin, tài liệu để xem xét, điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật về những hành vi vi phạm pháp luật, đối với dự án Khu nhà ở Hoàng Hảo (tại ấp Long Hưng, ấp Thanh Sơn, xã Thanh Đức, H.Long Hồ) có các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý sử dụng đất. Cụ thể là trong việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái với quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất; việc sử dụng đất không đúng quy hoạch và việc xác định nghĩa vụ tài chính đất đai không đúng quy định của pháp luật, có nguy cơ gây thất thoát ngân sách nhà nước.Dự án thứ hai là khu nhà ở Hoa Lan (P.8, TP.Vĩnh Long) có các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý sử dụng đất trong việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái quy định pháp luật thông qua hành vi tiếp tục cho tách 33 thửa với diện tích hơn 11.188 m2 . Đồng thời cho phép chuyển mục đích sử dụng đất không đúng quy hoạch và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng (CNQSDĐ) đất ở, trên đất giao thông, đất cây xanh theo quy hoạch đã được cấp thẩm quyền phê duyệt và việc xác định nghĩa vụ tài chính đất đai không đúng quy định của pháp luật, có nguy cơ gây thất thoát ngân sách nhà nước.Cụ thể, Sở TN-MT (nay là Sở NN-MT) đã cho phép tách 33 thửa đất với diện tích hơn 11.188 m2 trên đất đã được Sở Xây dựng thống nhất quy hoạch mặt bằng tổng thể dự án là đất giao thông (10.601,3 m2) và cây xanh (587,3 m2) để chủ đầu tư dự án khu nhà ở Hoa Lan chuyển nhượng trước khi xây dựng hạ tầng cho các hộ dân không đúng quy định. Sau khi nhận chuyển nhượng, người dân xây dựng nhà ở kiên cố (không có giấy phép xây dựng), được Sở NN-MT cho phép chuyển mục đích sử dụng đất và cấp giấy CNQSDĐ với mục đích sử dụng là đất ở, không đúng với quy hoạch mặt bằng tổng thể được Sở Xây dựng thống nhất.Thanh tra Chính phủ cũng xác định UBND tỉnh Vĩnh Long cho phép lập quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 khu nhà ở Hoàng Hảo khi chủ đầu tư chưa có quyền sử dụng đất hợp pháp là không đúng quy định; phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 và quyết định cho chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện đầu tư xây dựng khu nhà ở Hoàng Hảo (Dự án nhà ở thương mại) ngay trên đất quy hoạch là đất công nghiệp, không đúng với quy hoạch chung. Tính đến năm 2024, tại vị trí dự án này vẫn được quy hoạch là đất công nghiệp.Ngoài 2 dự án trên, Thanh tra Chính phủ cũng đã phát hiện nhiều hạn chế, sai quy định trong công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng; công tác quản lý, sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Từ đó, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo kiểm điểm, xử lý trách nhiệm với tập thể, cá nhân lãnh đạo UBND tỉnh Vĩnh Long các thời kỳ có liên quan đến những tồn tại, khuyết điểm, vi phạm.Đề nghị UBND tỉnh Vĩnh Long, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long theo thẩm quyền tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến các vi phạm, khuyết điểm được nêu trong kết luận thanh tra; đồng thời chỉ đạo thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan nghiêm túc kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân có liên quan đến các vi phạm, khuyết điểm được nêu...Trong quá trình thực hiện kết luận thanh tra, trường hợp phát hiện gây thất thoát tài sản nhà nước, có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự thì chuyển cơ quan công an xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.Cũng trong kết luận, Thanh tra Chính phủ đề nghị kiểm tra, rà soát, xác định lại để thu nộp vào ngân sách nhà nước tất cả các khoản thu từ hoạt động cho thuê nhà, đất nhưng hạch toán vào thu nhập khác trong các năm 2018, 2019, 2020 (số tiền hơn 2,5 tỉ đồng) và từ năm 2021 đến nay (nếu có) của Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Vĩnh Long theo quy định; kiểm tra, rà soát tình hình cho thuê lại đất và thu tiền thuê đất của các chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp đối với nhà đầu tư thứ cấp...Đồng thời rà soát, xác định rõ diện tích đất chuyên trồng lúa được chuyển mục đích sử dụng tại các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh để tính thu tiền bảo vệ và phát triển đất chuyên trồng lúa theo quy định; trong đó có 3 dự án (Bệnh viện đa khoa Triều An - Loan Trâm mở rộng giai đoạn 2; khu nhà ở Trường An và khu nhà ở Bạch Đàn, TP.Vĩnh Long) với tổng số tiền tạm tính cần thu nộp ngân sách nhà nước là hơn 1,28 tỉ đồng và nợ đọng trong giai đoạn 2013 đến 2020 với số tiền là hơn 2,3 tỉ đồng.Ngoài ra, kết luận thanh tra cũng yêu cầu xác định lại và giảm trừ khi thực hiện quyết toán khối lượng đối với dự án Đường Võ Văn Kiệt (Gói thầu xây lắp số 2 cầu Cái Cam 2; gói thầu xây lắp số 4 cầu Cái Côn 2) và phần đường Võ Văn Kiệt (P.9 và P.Trường An, TP.Vĩnh Long), với số tiền tạm tính hơn 6.4 tỉ đồng, cùng các gói thầu tại 10 đơn vị với số tiền tạm tính hơn 65 tỉ đồng theo đúng quy định của pháp luật...
Tại khu vực trung tâm, không khó để bắt gặp hình ảnh những bạn trẻ làm nghề giao hàng liên tục vào giữa trưa. Thỉnh thoảng, họ tìm đến công viên hoặc những nơi có bóng mát để nghỉ chân, chờ "nổ" đơn tiếp theo. Hầu hết những "tài xế" này đều trang bị nhiều dụng cụ bảo hộ để chống nóng như: găng tay, khẩu trang, khăn trùm đầu, kính mát và nhất là luôn mang theo bình nước để giải khát.
Khám phá Alicudi, hòn đảo hoang sơ thơ mộng bậc nhất ở Ý
Cuộc trò chuyện vô tình của hai mẹ con chị Tư chợt làm tôi liên tưởng đến nhân vật lão Hạc của nhà văn Nam Cao khi mà đứa con trai nhỏ muốn giữ lại chú cún con để nuôi nhưng rồi chị vẫn phải bán đi bởi đó là gói mì tôm, là hộp sữa của chồng, của con. Cuộc sống của những người có hoàn cảnh khó khăn luôn là vậy, vất vả đến khắc nghiệt và đầy rẫy những quyết định đau lòng.Ngôi nhà của gia đình chị Nguyễn Thị Tư chỉ được lợp mái cọ, khác biệt so với những căn nhà mái ngói, bê tông của xã Bình Thành, huyện Định Hóa, Thái Nguyên. Nhưng nó lại tương đồng mạnh mẽ với dáng vẻ của nữ chủ nhân, gầy gò, nhỏ bé và đôi phần khắc khổ. "Cuộc sống gia đình mình thật sự khó khăn. Thu nhập cả tháng chỉ được khoảng 1,5 triệu đồng. Mình cũng hay ốm đau nhưng không dám chữa trị. Còn phải lo tiền ăn, tiền học cho các cháu, tiền khám chữa bệnh cho chồng, ngày càng nhiều", chị Tư tâm sự.Chồng chị, người từng là lao động chính, giờ chỉ có thể làm những việc vặt trong nhà sau một tai nạn lao động khiến anh bị giãn xương sườn. Bản thân chị cũng thường xuyên chịu nhiều cơn đau do giãn dây chằng, viêm đại tràng, viêm dạ dày và thoái hóa cột sống, cùng với huyết áp thấp… Hai đứa con tuổi ăn học cũng bị suy dinh dưỡng và chậm lớn. Điều đó cũng phải thôi khi mà họa hoằn lắm, bữa cơm gia đình mới có được quả trứng, miếng thịt. Còn lại, đa phần chỉ là rau luộc và lạc rang.Những ngày đông lạnh cắt da, khi mà nhiều người còn ngại ra đường thì bước chân lặng lẽ của chị Tư đã miệt mài phải đi hái chè thuê trên những đồi chè. Tiền công chỉ khoảng 8.000 - 9.000 đồng/kg nhưng lại là một khoản thu đáng kể. Dẫu vậy, mùa chè cũng chỉ có thời, có vụ nên thu nhập từ việc hái chè cũng lúc có, lúc không. Khi không hái chè, chị nhận sửa quần áo, bằng chiếc máy may cũ kỹ thường xuyên hỏng hóc, nhưng cũng chỉ có một vài khách mỗi tháng. Không oán thán, chẳng so bì, cũng không trông chờ vào bất cứ sự hỗ trợ từ phía bên ngoài, chị Tư nhẫn nại làm việc từng ngày, để lo từng bữa cơm, viên thuốc, hộp sữa cho con, cho chồng rồi cuối cùng mới là cho bản thân mình."Mình mong muốn được chăn nuôi lắm vì vừa có thêm nguồn thu, lại quanh quẩn ở nhà chăm chồng con, may sửa quần áo. Nhưng đó cũng chỉ là ước mơ thôi, vì mình không có tiền", đó là mong muốn nhưng cũng là "điểm nghẽn" chị Tư và cả gia đình.Chị Nịnh Lệ Thúy, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Bình Thành, chia sẻ: "Gia đình chị Tư thuộc diện hộ nghèo, cuộc sống rất bấp bênh nhưng chị ấy là người kiên cường, chịu khó".Những tưởng mong muốn ấy cứ mãi là xa vời cho đến ngày chương trình Ước mơ xanh tìm đến chị với một đàn lợn giống 10 con và toàn bộ thức ăn, vật dụng cần thiết để chị có thể khởi nghiệp chăn nuôi. Chị Tư không giấu được xúc động: "Nhận được đàn lợn mà mình vui lắm. Đây là mơ ước từ lâu nhưng mình chưa bao giờ dám nghĩ nó sẽ thành hiện thực. Giờ thì mình có hy vọng để cải thiện cuộc sống gia đình". Với chị, hành trình chăn nuôi chỉ mới bắt đầu nhưng đầy hứa hẹn và ánh lên trong mắt chị giờ đây là hy vọng, là niềm tin rằng cuộc sống ngày mai sẽ bớt khó khăn hơn. "Ước mơ xanh đã mang đến hy vọng mới, không chỉ về kinh tế mà còn giúp chị Tư có thêm động lực để tiếp tục vươn lên!", chị Nịnh Lệ Thúy cũng không giấu được xúc động khi chứng kiến ngày vui của gia đình chị Tư.Ước mơ xanh là chương trình hỗ trợ sinh kế giúp phụ nữ yếu thế khởi nghiệp, qua đó tự chủ kinh tế và thay đổi cuộc sống với nguyên tắc hỗ trợ là "Trao cần câu, không trao con cá". Chương trình do Công ty F88 thực hiện từ năm 2024 và đã triển khai tại một số tỉnh thành như TP.HCM, Lâm Đồng, Bến Tre và Thái Nguyên. "Mục tiêu lớn nhất của Ước mơ xanh không hẳn là trao đi cơ hội thay đổi mà mà là "mở khóa" niềm tin, quyết tâm và sức mạnh của những người yếu thế. Bởi tôi tin rằng, khi có một điểm tựa, một niềm tin, họ sẽ tạo ra một cuộc sống tốt đẹp hơn", lãnh đạo F88 khẳng định, "Trong năm 2025 Ước mơ xanh đặt mục tiêu mỗi tháng giúp tối thiểu hai hoàn cảnh khó khăn vươn lên, làm chủ cuộc sống".